Paris Saint-Germain bị UEFA 'xử trảm' vì vi phạm Luật Công bằng Tài chính

Sau khi đưa 20 câu lạc bộ vào dạng 'tình nghi', cuối cùng UEFA cũng công bố phán quyết và nhà đương kim vô địch nước Pháp là đội bóng bị phạt nặng nhất.

Theo thông báo chính thức từ phía UEFA, các câu lạc bộ bao gồm: PSG, Milan, Juventus, AS Monaco, Marseille, AS Roma, Besiktas và Inter là 8 cái tên không tuân thủ quy tắc của Luật Công bằng Tài Chính vì không đạt được yêu cầu hòa vốn ở mùa giải trước. 

Mức phạt đối với những đội bóng kể trên tổng cộng 172 triệu euro, trong đó 26 triệu euro phải được thanh toán đầy đủ. Inter và Roma có 4 năm để cân bằng tài chính, còn các câu lâu bộ còn lại có thời hạn 3 năm. Nếu không thực hiện được trong khoảng thời gian yêu cầu, hình phạt sẽ được UEFA tăng lên.

Paris Saint-Germain bị UEFA xử trảm vì vi phạm Luật Công bằng Tài chính
8 đội bóng "may mắn" nhận được án phạt từ UEFA

Việc tiếp tục vi phạm cũng có thể dẫn đến việc các câu lạc bộ bị cấm thi đấu tại các giải đấu thuộc UEFA trong lần lượt ở các mùa giải 2024/25 và 2025/26 cũng như bị cấm đăng ký cầu thủ mới mùa giải sau đó.

Trong số 8 đội, PSG phải chịu khoản phạt cao nhất là 65 triệu euro với 10 triệu euro trả ngay lập tức và khoản còn lại có thể thanh toán sau. Các đội bóng khác sẽ phải chi trả ít hơn: Roma (35 triệu euro), Inter (26 triệu euro), Juventus (23 triệu euro), AC Milan (15 triệu euro), Besiktas (4 triệu euro), AS Monaco và Marseille mỗi đội thanh toán 2 triệu euro.

Paris Saint-Germain bị UEFA xử trảm vì vi phạm Luật Công bằng Tài chính
Việc PSG bị "xử trảm" là điều dễ hiểu bởi họ sở hữu quá nhiều ngôi sao trong đội hình

UEFA đã công bố các quy định mới trong năm nay để thay thế hệ thống công bằng tài chính (FFP) trước đây, được gọi là quy tắc thu nhập từ bóng đá, có hiệu lực từ ngày 1/6. Theo quy định mới, khoản lỗ có thể chấp nhận được đã tăng lên từ 30 triệu euro lên 60 triệu euro trong vòng 3 năm.

Các câu lạc bộ bao gồm những cái tên nổi bật như: Man City, Chelsea, West Ham và Barcelona đã "thoát nạn" nhờ vào những biện pháp cứu trợ khẩn cấp do UEFA thiết lập nhằm phục vụ khắc phục tổn hại do COVID-19 gây ra. Chính vì vậy, Gã khổng lồ xứ Catalan dù mua sắm "điên cuồng" nhưng vẫn không phải nhận bất kỳ án phạt nào.

Paris Saint-Germain bị UEFA xử trảm vì vi phạm Luật Công bằng Tài chính
Joan Laporta đã kích hoạt đòn bẩy kinh tế thứ 4 để giúp Barca vượt qua "kiếp nạn" này

Tuy nhiên, họ vẫn nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của UEFA và phải cung cấp thêm thông tin về tài chính của đội bởi các gói hỗ trợ do đại dịch sẽ không được áp dụng vào năm 2023.

Bài Liên Quan

UEFA họp khai tử Champions League, sáng lập siêu giải đấu mới
UEFA họp khai tử Champions League, sáng lập siêu giải đấu mới

Liên đoàn bóng đá châu Âu cân nhắc tạo ra đấu trường với thể thức mới, thay thế giải đấu số 1 lục địa già hiện tại.

Vì đại chiến trong mơ Messi - Ronaldo, UEFA bắt tay CONMEBOL tạo giải đấu mới
Vì đại chiến trong mơ Messi - Ronaldo, UEFA bắt tay CONMEBOL tạo giải đấu mới

Hai liên đoàn bóng đá lớn đã đạt thỏa thuận thành lập đấu trường cúp hoàn toàn mới có thể hội tụ 2 siêu sao không còn chơi bóng tại Châu Âu.

Sợ bị UEFA trừng phạt, Juventus cam tâm bỏ giải
Sợ bị UEFA trừng phạt, Juventus cam tâm bỏ giải

Bà đầm già thành Turin bắt tay thỏa thuận với cơ quan bóng đá quyền lực nhất châu Âu hòng tránh rủi ro tương lai.

Biến căng! Scandal nụ hôn ngang trái leo thang, Real và Barca nguy cơ bị trục xuất khỏi C1
Biến căng! Scandal nụ hôn ngang trái leo thang, Real và Barca nguy cơ bị trục xuất khỏi C1

"Đòn hi sinh" của Tổng thư ký LĐBĐ Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến bóng đá nước này có thể gây ra hậu quả khôn lường.